Điều khiển rèm cửa thông minh là một trong những hạng mục quan trọng khi thiết kế và thi công dự án KNX. Các thông tin dưới đây có thể sẽ hữu ích với bạn khi triển khai dự án.
Xác định vai trò của rèm cửa
Không cần phải bàn nhiều về vai trò của rèm cửa vì ai cũng biết nó để làm gì. Chắn nắng và ánh sáng - tất nhiên rồi. Nhưng ở khía cạnh thiết kế công trình xây dựng, rèm cửa cần được xác định vai trò cụ thể để giúp nâng cao hiệu quả trong việc tính toán các chức năng điều khiển. Rèm cửa có thể:
Chắn ánh nắng trực tiếp (tùy theo từng mùa)
Giảm thiểu đáng kể nguồn năng lượng chiếu sáng tự nhiên giúp cho việc sử dụng điều hòa không khí hiệu quả hơn.
Tránh ô nhiễm ánh sáng (đặc biệt là lúc hoàng hôn)
Tối đa hóa ánh sáng tự nhiên (rèm mờ hoặc rèm mành)
Ngăn sương mù khi quên đóng cửa sổ
Lựa chọn kiểu rèm phù hợp
1. Venetian Blinds (rèm mành)
Rèm mành (hay còn gọi là rèm sáo) thường được làm từ chất liệu nhôm, gỗ thật hoặc giả gỗ. Cấu tạo của rèm mành dạng thanh, có thể điều khiển lên-xuống nhưng cũng có thể điều khiển nghiêng các thanh rèm để lấy lượng ánh sáng phù hợp.
Rèm mành có thể coi là sự thay thế của cửa sổ chớp nhưng có khả năng kiểm soát ánh sáng tự nhiên linh hoạt hơn nhiều.
Rèm mành có thể cản được rất nhiều ánh sáng nhưng bản chất nó không phải là rèm cản sáng. Ngay cả khi đóng hoàn toàn rèm thì vẫn có một lượng ánh sáng yếu xuyên qua khe hở giữa các thanh do vậy nếu chủ nhà là người cần một không gian tối hoàn toàn khi đi ngủ, thì không nên lựa chọn loại rèm này cho phòng ngủ.
2. Shades (rèm cuốn Roman)
Shades là loại rèm vải cuốn và thường được thiết kế vừa với khung cửa sổ. Shades có nhiều loại chiều dài, chiều rộng với màu sắc và chất liệu khác nhau. Đôi khi người ta sử dụng chúng kết hợp với loại rèm curtains để nâng cao hiệu quả cản sáng.
3. Curtains (rèm vải 1 lớp)
Curtain là loại rèm vải kéo sang hai bên. Loại rèm này chỉ bao gồm một lớp, thường được làm từ loại vải nhẹ với nhiều chất liệu, màu sắc, họa tiết và hoa văn khác nhau. Curtains rất phổ biến trên thị trường và có thể sử dụng đa năng trong các không gian phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ. Dù vậy, curtains không hoàn toàn chắn sáng 100% do đó sẽ không thích hợp với phòng ngủ đòi hỏi mức độ darkness cao khi đi ngủ.
4. Drapes (rèm vải hai lớp)
Drapes cũng là dạng rèm vải kéo sang hai bên như curtains nhưng chúng có thêm lớp màn lót. Tức là drapes sẽ có hai lớp: lớp mù và lớp mờ. Lớp mù thường sử dụng loại vải cứng, màu tối, nặng để cản sáng (mức độ cản sáng khi đóng rèm là 100%). Lớp mờ đóng vai trò như một bộ lọc để cản một phần ánh sáng. Đây là loại rèm sử dụng phổ biến nhất trong phòng ngủ đặc biệt là những người cần ngủ vào ban ngày (làm việc ban đêm).
Lựa chọn bộ thiết bị KNX điều khiển rèm
Cho dù là loại rèm nào trong 4 loại nêu trên, việc điều khiển rèm cửa thực chất là điều khiển động cơ rèm, do đó cần các thiết bị điều khiển động cơ rèm kết hợp với cảm biến và thiết bị điều khiển đầu vào phù hợp.
Bộ thiết bị KNX điều khiển rèm thường gồm ba loại sau:
Shutter Actuator - Thiết bị chấp hành điều khiển rèm
Weather Station - Cảm biến thời tiết
Push Button, Touch Panel, Room Controller ... - Các thiết bị điều khiển đầu vào tương tác bởi người sử dụng
Dưới đây là một số thiết bị KNX có thể sử dụng để điều khiển rèm:
Lưu ý khi lập trình ETS điều khiển rèm
Các bước khởi tạo và lập trình dự án tham khảo >> tại đây
1. Communication Objects: movement và stop
Hai object quan trọng (thường đi với nhau tạo thành functional block objects) thường xuyên được sử dụng khi điều khiển rèm gồm:
Move Blinds Up/Down (1 bit): thường được điều khiển dưới hình thức ''long operation''. Tác dụng của object này là điều khiển rèm Up/Down đến hết hành trình.
Louvre adj./stop UD (1 bit): hình thức điều khiển là ''short operation''. Object này điều khiển đa năng các loại tính năng như sau (1) di chuyển rèm từng đoạn ngắn ''step'' (2) Stop rèm nếu rèm đang di chuyển Up/Down (3) Điều chỉnh góc nghiêng của thanh rèm.
2. Tính năng protect.
Khi kết hợp với cảm biến thời tiết ta có thể tận dụng tính năng ''protect'' để tối ưu hóa việc điều khiển rèm trong những điều kiện thời tiết khác nhau. Ví dụ: khi gió thổi to, cửa sổ mở thì rèm sẽ tự động rút lại, nếu không sẽ trở thành ''cánh buồm'' và kéo rụng thanh ray đỡ rèm. Hoặc khi có sương mù mà quên đóng cửa sổ thì rèm tự động đóng lại để che sương tràn qua cửa sổ vào phòng ngủ. Bảng tham số dưới đây thể hiện các chức năng protect khi điều khiển rèm:
Kết luận
Điều khiển rèm cửa tự động sẽ giúp cho chủ nhà dễ dàng điều khiển lượng ánh sáng tự nhiên trong căn nhà đồng thời giảm đáng kể thời gian và công sức kéo rèm bằng tay. Chi phí cho hệ thống điều khiển rèm không chỉ phụ thuộc vào các thiết bị điều khiển KNX mà còn phải tính toán đến cả các động cơ rèm. Dù vậy, điều khiển rèm có vẻ không thực sự quá quan trọng đối với căn hộ chung cư vừa và nhỏ nhưng đối với công trình biệt thự thì bạn không thể bỏ quên hạng mục thiết kế này cho chủ nhà nhờ vào những lợi ích mà nó mang lại.
Comentarios