top of page

KNX – Giao thức Công nghệ Nhà thông minh dẫn đầu thị trường Châu Âu và Trung Quốc


BSRIA mới đây đã công bố kết quả nghiên cứu thị trường mới nhất về phân khúc Nhà thông minh – Chiếu sáng thương mại (Smart Home/ Light Commercial) được thực hiện vào tháng 1 năm 2017. Nghiên cứu bao gồm các báo cáo riêng biệt tại Trung Quốc, Pháp, Đức, Hà Lan, Bắc Mỹ và Vương quốc Anh, dự đoán tang trưởng của Công nghệ Smart Home/ Light Commercial trên toàn cầu đạt 20% trong năm 2017, trong đó tăng mạnh nhất được dự đoán là thị trường Anh với tỷ lệ 29%. **Nghiên cứu phân khúc thị trường thành các sản phẩm độc lập và sản phẩm theo bộ cả nhà, theo đó cũng phân tích giá trị tích hợp hệ thống (giá trị gia tăng), dịch vụ và bảo trì. **

Tổng giá trị của thị trường toàn cầu được dự báo đạt 15,8 tỷ đô la vào năm 2017; Thị trường Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất, dự báo ở mức 29% tổng giá trị thị trường. Mặc dù Mỹ không phải là thị trường mới, nhưng dự báo tăng trưởng dự kiến vẫn ở mức 20%, trong đó các sản phẩm độc lập là phân khúc có mức tăng trưởng lớn nhất 27%.

Nghiên cứu đồng thời dự báo sự tăng trưởng nhanh về doanh thu của cả sản phẩm và tích hợp hệ thống, tuy nhiên, do thị trường đang trong giai đoạn đầu khai thác, mức độ bán hàng, cung cấp dịch vụ và bảo trì vẫn ở mức thấp.

Các báo cáo cho thấy ngành dọc lớn nhất là biệt thự cao cấp chiếm 25% giá trị thị trường; Các phân khúc lớn thứ hai và thứ ba, văn phòng và khách sạn, chiếm tổng cộng 23% thị trường.

Các báo cáo chỉ ra viễn cảnh đến năm 2021, tổng thị trường toàn cầu sẽ đạt 29,8 tỷ USD.

Về các giao thức kết nối, cũng theo nghiên cứu, thị trường Bắc Mỹ bị chi phối bởi các giao thức độc quyền, trong khi đó ở Châu Âu và Trung Quóc, KNX thể hiện sự thâm nhập đáng kể. Giải pháp KNX dây nối điển hình thường hạn chế việc triển khai các thiết bị mới, do đó, việc tung ra phiên bản KNX RF (không dây) vào năm 2010 đã cho phép công nghệ này chiếm được thị phần đáng kể, đứng thứ ba sau các giao thức kết nối độc quyền và Wi- Fi, nhưng nó lại có lợi thế vượt trội khi có thể tích hợp được với các sản phẩm có dây của KNX.

Tại Đức, KNX chiếm phần lớn thị trường giải pháp công nghệ nhà thông minh đồng bộ với tỉ lệ 56%, được phát triển dưới sự bảo trợ độc quyền của các nhà cung cấp thiết bị xây dựng thông minh Đức và Châu Âu. Mặc dù các giao thức độc quyền vẫn chiếm tỉ lệ đáng kể, nhưng không có một giao thức nào khác đạt được số lượng như vậy.

Trong khi đó tại Anh, thị trường giải pháp nhà thông minh đồng bộ không có bất cứ giao thức kết nối nào độc quyền. Tất cả các giao thức đều có ưu và nhược điểm riêng, và được lắp đặt kết hợp với nhau. Nghiên cứu của BSRIA chỉ ra rằng KNX chiếm 27% thị trường giải pháp nhà thông minh đồng bộ tại Anh.

Trong số các giao thức không độc quyền tại Pháp, KNX vẫn giữ vững vị thế phổ biến nhất với 32% thị trường. Đây là một giao thức kết nối được áp dụng từ lâu tại quốc gia này, nhưng cần lưu ý rằng các giao thức độc quyền cũng rất mạnh ở Pháp. Các giao thức độc quyền có lợi thế là không tốn thêm chi phí cho thiết bị và tạo ra sự tự do lớn nhất cho nhà sản xuất: tuy nhiên, chúng khiến cho việc tích hợp với các hệ thống khác trở nên vô cùng phức tạp. Ngành công nghiệp vẫn chưa tìm ra sự đồng thuận về tiêu chuẩn mở và vấn đề đồng quy vẫn là mối đe dọa đối với sự phát triển của thị trường thông minh. Một khi EDF, nhà cung cấp năng lượng hàng đầu tại Pháp, quyết định sử dụng khả năng vận chuyển dữ liệu đo lường thông qua một giao diện KNX trong các đồng hồ thông minh Linky của họ, tầm quan trọng của KNX tại Pháp dự kiến sẽ vươn lên tầm cao mới.

Mặc dù các giao thức độc quyền (chiếm 15%) tỏ ra rất mạnh tại Hà Lan, giao diện KNX vẫn chiếm tỉ lệ rất lớn với 34% thị phần hệ thống nhà thông minh đồng bộ, trở thành tiêu chuẩn cho điều khiển nhà thông minh tại nước này.

Hệ thống có dây dẫn chiếm tỉ lệ vượt trội tại về thị phần hệ thống nhà thông minh đồng bộ tại Trung Quốc. Tính trên toàn thị trường nhà thông minh đồng bộ, gần 38% sử dụng giao thức độc quyền và khoảng 42% sử dụng hệ thống KNX. Giao thức KNX được mệnh danh là “tiêu chuẩn châu Âu cho lắp đặt nhà thông minh” tại Trung Quốc, là hệ thống giao thức điều khiển nhà thông minh duy nhất được cấp phép theo tiêu chuẩn Trung Quốc (GB/T20965) năm 2013. Số lượng lớn các giao thức không dậy, trong đó có Wifi, được sử dụng trong các thiết bị Trung Quốc, tuy nhiên, đa phần là cho các thiết bị thông minh đơn lẻ.

Nhược điểm của Wifi là tốn nhiều năng lượng và thiết bị làm việc thông qua Wifi có thể làm chậm kết nối internet tại nhà.

354 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
KNX Training Centre Vietnam logo
bottom of page